Xin chào các khán giả của SViệt Nam! Trong năm qua, Việt Nam đã phải thực hiện những đợt giãn cách xã hội khá dài vì dịch Covid. Thật đáng buồn khi các cửa hàng, quán xá đều tạm ngưng hoạt động. Tuy nhiên, điều đó dường như không ảnh hưởng gì mấy tới cuộXin chào các khán giả của SViệt Nam! Trong năm qua, Việt Nam đã phải thực hiện những đợt giãn cách xã hội khá dài vì dịch Covid. Thật đáng buồn khi các cửa hàng, quán xá đều tạm ngưng hoạt động. Tuy nhiên, điều đó dường như không ảnh hưởng gì mấy tới cuộc sống sinh hoạt của người Việt. Thay vì mua sắm trực tiếp thì nay, ta mua sắm trực tuyến. Những công ty thương mại điện tử của Việt Nam đã nhanh chóng bắt kịp xu thế tiêu dùng và có được lượng truy cập tăng đột biến, lọt vào TOP 10 website mua sắm trực tuyến được truy cập nhiều nhất Đông Nam Á. Vào đầu tháng 3/2021, cổng thông tin thương mại điện tử iPrice phối hợp cùng SimilarWeb và AppsFlyer đã công bố báo cáo tác động của đại dịch lên ngành thương mại điện tử Việt Nam năm 2020.
Trong đó, danh sách 10 sàn thương mại điện tử có lượng truy cập website trung bình cao nhất năm qua tại Đông Nam Á đã ghi nhận tới 5 doanh nghiệp nội địa Việt Nam gồm Thế Giới Di Động, Tiki, Sendo, Bách Hoá Xanh và FPT Shop. Toàn những cái tên quá quen thuộc phải không ạ? Trong năm vừa rồi thì Ad cực kỳ thích mua hàng của Bách hóa xanh và Thế Giới Di Động luôn đấy! Còn các bạn thì sao? Hãy chia sẻ trải nghiệm của bạn về dịch vụ và sản phẩm của các công ty này ở dưới phần bình luận nhé! Như các bạn đang thấy trên màn hình, những đại diện đứng đầu trong bảng xếp hạng không ai khác chính là hai \”ông lớn\” Shopee và Lazada.
Độ phủ sóng của hai công ty này ở Việt Nam thì không còn gì phải bàn cãi nữa rồi. Và thật tuyệt vời khi những trang thương mại điện tử \”make in Vietnam\” lại được đứng chung bảng xếp hạng với các công ty công nghệ đa quốc gia. Trong tương lai không xa, chắc chắn chúng ta sẽ còn làm được nhiều hơn thế! Các đại diện còn lại trong danh sách là ba startup \”kỳ lân\” của Indonesia gồm Tokopedia, Bukalapak và Blibli. Tuy nhiên, xét về lượng truy cập trung bình năm thì top 3 công ty dẫn đầu là Shopee, Lazada và Tokopedia vẫn có sự cách biệt khá lớn so với các doanh nghiệp còn lại. Xem ra thì chặng đường phát triển của các trang thương mại điện tử Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn và thử thách lắm.
Nhưng không sao! Đây đã là dấu hiệu rất khả quan rồi, phải không các bạn? Hãy ủng hộ các trang mua sắm online của Việt Nam mình nhiều hơn nữa nhé! Trong danh sách này, Thế Giới Di Động đang giữ vị trí thứ 5 với lượt truy cập trung bình năm 2020 là 28,6 triệu, chỉ ít hơn vị trí top 4 của Bukalapak có 7 triệu lượt thôi. Ngay sau Thế Giới Di Động, nằm ở vị trí thứ 6 là Tiki. Mặc dù mới được thành lập từ năm 2010 nhưng với thành tích này, Tiki đã trở thành điểm sáng của doanh nghiệp Việt, ượt lên trên Blibli với trung bình khoảng 22,5 triệu lượt truy cập. Theo sau đó là Sendo với 14,3 triệu lượt truy cập và hiện đang ở vị trí thứ 8 trong bảng xếp hạng.
Chỉ với mấy số liệu này thì chắc nhiều bạn đang có suy nghĩ:. \”Việt Nam vẫn còn \”thua xa\” vậy mà, . cũng có phải vọt ngay lên vị trí á quân như đội tuyển U23 đâu mà Ad cứ vẽ chuyện\”.. Đấy là các bạn chưa biết đó thôi!. Trong báo cáo quý II năm 2019, tất cả doanh nghiệp Việt Nam đều nằm ở top dưới trong danh sách.. Như vậy thì rõ ràng là tới năm 2020, các sàn thương mại Việt Nam đã có bước tiến lớn.. Cũng giống như thời đi học, bạn phấn đấu từ vị trí top 10 học sinh toàn trường. lên được vị trí top 5 đã cảm thấy vui lắm rồi.. Vì vậy nên các bạn đừng khắt khe quá với doanh nghiệp Việt Nam.. Họ đang cố gắng rất nhiều để trở nên tốt hơn đấy!. Đồng thời, \”Bản đồ Thương mại điện tử Đông Nam Á\” cũng ghi nhận thông tin Việt Nam . là thị trường lớn thứ hai trong khu vực xét về lượng truy cập, chỉ xếp sau Indonesia..
Theo đó, tổng lượt truy cập website trung bình năm 2020 của Việt Nam đã cao gấp 4 lần so với Malaysia,. 3 lần so với Philippines và 2 lần so với Thái Lan.. Dựa trên những số liệu thống kê này, nhóm phân tích của iPrice. đã đánh giá rất cao khả năng phát triển của Việt Nam trong tương lai: . \”Điều này càng khẳng định mạnh mẽ tiềm năng phát triển của các doanh nghiệp nội địa trong khu vực . và kích cỡ của thị trường thương mại điện tử Việt Nam\”.. Thời gian trước đó, theo báo cáo của Google, Temasek và Bain & Company. thì thị trường thương mại điện tử Việt Nam đứng thứ 3 Đông Nam Á về quy mô, đạt 7 tỷ USD vào năm 2020. . Chúng ta chỉ xếp sau Indonesia và Thái Lan (9 tỷ USD). . Tin đáng mừng hơn là Google đã dự đoán thương mại điện tử Việt Nam . đến năm 2025 có thể đạt mức tăng trưởng lên tới 34%,. cao nhất trong toàn khu vực Đông Nam Á..
Các bạn có biết dựa vào đâu mà Google có thể đưa ra phán đoán như vậy không?. Trước hết là những biểu hiện hết sức tích cực của các công ty Việt Nam dưới tác động của Covid19. . Họ không \”dậm chân tại chỗ\” mà đã nhanh chóng đổi mới để đón đầu xu hướng tiêu dùng.. Khi người người nhà nhà tuân thủ các biện pháp giãn cách xã hội,. họ đã chuyển sang các nền tảng trực tuyến không chỉ cho nhu cầu hàng ngày. mà còn để giải trí và tương tác.. Hầu hết các sàn như Tiki, Sendo đều tập trung tạo ra những giá trị bổ sung,. hướng đến chăm sóc khách hàng để thu hút và giữ chân họ trên các nền tảng, ứng dụng. . Chú trọng vào yếu tố chất lượng của sản phẩm và dịch vụ đã giúp các công ty này \”được lòng\” khách hàng hơn. . Vì chẳng có ai muốn mua một món đồ mà \”hình ảnh chỉ mang tính minh họa\” cả, . nhưng riêng mỳ tôm là trường hợp đặc biệt..
Thứ hai là sự phát triển nhanh chóng của cơ sở hạ tầng 4G, 5G thí điểm của Việt Nam đã làm giảm đáng kể chi phí Internet di động. Khả năng truy cập Internet di động với giá cả phải chăng đã nâng lượng điện thoại di động của đất nước lên hơn 100 triệu thuê bao đã đăng ký. Cơ sở người dùng internet khổng lồ và khả năng truy cập internet giá rẻ này đã là một trong những trụ cột kích thích việc áp dụng nhanh chóng thương mại điện tử và thanh toán kỹ thuật số ở Việt Nam. Ngoài ra, báo cáo của Google cũng từng đánh giá nhân tài là yếu tố then chốt mà các doanh nghiệp cần tiếp tục nỗ lực tìm kiếm và đào tạo để đảm bảo duy trì đà tăng trưởng.
Điều này là hoàn toàn có cơ sở trong giai đoạn thương mại điện tử Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ,. từng bước tiến tới dự báo đạt quy mô thị trường 29 tỷ USD trong năm 2025. . Nếu thiếu người tài thì lập tức tiến độ sẽ bị chậm lại, thậm chí có thể sụt giảm. . Đây lại còn là lĩnh vực khá mới ở Việt Nam và chưa có nhiều trường lớp đào tạo bài bản, chuyên sâu nữa chứ.. Do vậy, tập trung vào nguồn nhân lực, tìm kiếm và trọng dụng nhân tài. có thể là một trong những yếu tố tạo \”sức bật\” cho các doanh nghiệp thương mại điện tử trong thời gian tới.. Trang iPrice cũng nhận định: \”Doanh nghiệp nào sớm có sự chuẩn bị,. đón đầu thị trường và thực thi chiến lược nhanh chóng sẽ giành lấy phần \’bánh\’ lớn hơn. . Tuy vậy, việc chắp bút vẽ lại thị phần của thị trường thương mại điện tử. không phải là việc một sớm một chiều có thể thực hiện được\”..
Theo Ad thấy thì thương mại điện tử đem lại rất nhiều lợi ích cho cả người bán và người mua. Các trang web sẽ cung cấp cho người bán khả năng tiếp cận toàn cầu, xóa bỏ rào cản về địa lý, thậm chí là cả ngôn ngữ. Với các công cụ dịch thuật hỗ trợ, giờ đây, người bán và người mua có thể giao dịch dễ dàng dù không thông thạo nhiều thứ tiếng. Việc bán hàng online cũng sẽ giảm đáng kể chi phí giao dịch và loại bỏ nhiều chi phí phát sinh trong việc duy trì hoạt động của các cửa hàng. Ít vốn hơn và thu lại lợi nhuận cũng cao hơn, các chủ cửa hàng hãy cân nhắc thêm về ý tưởng này nhé! Đối với người mua, việc giao dịch cũng thuận lợi hơn nhiều khi các dịch vụ giao hàng nhanh ngày càng phổ biến.
Không cần đặt chân ra đường mà bạn vẫn có thể mua đủ thứ mình thích, từ mỹ phẩm, quần áo đến điện thoại, laptop, PS5 Việc chọn lựa sản phẩm cũng tiết kiệm thời gian, năng lượng và công sức hơn nhiều vì chỉ cần lướt web vài phút là bạn đã có thể xem hàng trăm sản phẩm cùng với đánh giá của các khách hàng về nó. Điều làm Ad thấy an tâm nhất khi mua hàng online là có thể xem các thông tin đánh giá khách quan của người mua, thay vì chỉ nghe lời giới thiệu từ một phía của người bán. Trước đây, mỗi lần muốn mua điện thoại hay mỹ phẩm là lại phải lên các diễn đàn hoặc group Facebook để xin review sản phẩm. Thật tốt vì dịch vụ bây giờ đã thuận tiện hơn nhiều rồi! Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về các trang thương mại điện tử của Việt Nam nhé! Mọi sự góp ý đều đáng quý mà.
https://youtu.be/Fg1SOlJaKlQXin chào các khán giả của SViệt Nam! Trong năm qua, Việt Nam đã phải thực hiện những đợt giãn cách xã hội khá dài vì dịch Covid. Thật đáng buồn khi các cửa hàng, quán xá đều tạm ngưng hoạt động. Tuy nhiên, điều đó dường như không ảnh hưởng gì mấy tới cuộ
Subscribe to Updates
Get the latest creative news from FooBar about art, design and business.
Previous Article10 KIỂU KHÁCH HÀNG VÀ NGHỆ THUẬT ỨNG XỬ TRONG BÁN HÀNG
Next Article Giới thiệu phần mềm quản lý bán hàng Sapo POS
Related Posts
Add A Comment