Ở bài viết này, tôi sẽ chia sẻ với các bạn về 10 kiểu khách hàng phổ biến, giúp các sellers có thêm những góc nhìn mới và đưa ra được cách thức tư vấn phù hợp hơn, từ đó mang về doanh số bùng nổ luôn nhé:
1. Khách hàng nóng tính:
Nếu bạn gặp một khách hàng nóng tính bạn cần kiên nhẫn lắng nghe họ nói hết câu hết ý (Với kiểu khách hàng này, bạn hãy luôn chú ý lắng nghe tất cả những gì khách hàng truyền đạt, tập trung nghe hết ý khách hàng nói , và tuyệt đối không được chen ngang giải thích khi khách hàng của bạn vẫn đang nói, vì như vậy họ sẽ rất dễ nổi cáu và có cảm giác rằng bạn đang không tôn trọng họ. Đặc biệt, khách hàng nóng tính thường thích mọi thứ phải nhanh, nên hành động của bạn cần nhành và dứt khoát đừng có ề à là ok!
2. Khách hàng thích nhanh chóng:
Tương tự như khách hàng nóng tính, vậy nên các bạn mới hay nghe thấy từ “Nóng vội” đúng không nào?
Đối với khách hàng này bạn hãy nhớ luôn đi thẳng vào vấn đề chính, mục đích hàng đầu của bạn là làm sao để giải quyết được vấn đề mà khách hàng đang cần một cách nhanh nhất, chứ không phải hoàn thành một quy trình tư vấn theo mẫu. Khi khách muốn hỏi về thời hạn bảo hành, đừng cố gắng trình bày rườm rà rằng sản phẩm này có công dụng gì, tính năng ra sao, nhập từ nước nào, rồi mới đến công ty em có bảo hành cho sản phẩm trong bao lâu, bởi lẽ cái khách hàng cần chỉ đơn giản rằng sản phẩm bạn đang có chế độ bảo hành như thế nào chứ không cần bạn phải cung cấp thêm về thông tin sản phẩm và những thứ khách hàng không cần thì đều là thứ thừa thãi.
3. Khách hàng nhẹ nhàng, không biểu lộ yêu hay ghét rõ ràng:
Đối với những khách hàng này, thứ bạn cần hơn cả chính là sự chuyên nghiệp, tỉ mỉ và cẩn trọng. Hãy chú ý vào các hành động của bạn dù là hành động nhỏ nhất, bởi lẽ khách hàng sẽ dựa vào những thứ bạn đang thể hiện để xây dựng niềm tin với bạn và sản phẩm của bạn. Mức độ khách hàng tin tưởng bạn sẽ tỷ lệ thuận với độ chuyên nghiệp của chính bạn.
4. Khách hàng tự ti:
Đôi khi bạn sẽ gặp những khách hàng thiếu niềm tin, nhưng lại không phải thiếu niềm tin vào bạn hay sản phẩm mà là thiếu niềm tin vào chính bản thân khách hàng. Đối với trường hợp này, điều đầu tiên bạn cần làm là hãy động viên và tìm ra điểm mạnh của khách hàng để khen. Hãy lắng nghe “trạng thái của khách hàng” vì khách hàng này sẽ ít chia sẻ với bạn nhiều thông tin nhưng lại luôn rụt rè với mọi thứ. Bạn cần chủ động lắng nghe, cảm thông, đồng cảm, khích lệ vị khách hàng này. Hãy tạo sự tự tin cho khách hàng bằng chính sự tự tin của bạn về những quan điểm và góc nhìn của khách hàng.
5. Khách hàng hay chần chừ:
Nếu khách hàng của bạn là người hay chần chừ thì bạn càng phải tỏ ra quyết đoán. Bạn hãy giúp khách hàng thấy được lý do mà khách hàng nên mua ngay sản phẩm của mình, hãy phân tích kỹ lưỡng và định hướng giúp khách hàng đưa ra quyết định của mình.
Đôi khi các bạn cần sử dụng thêm “nghệ thuật khan hiếm” (Thương đã chia sẻ trong livestream) để áp dụng với trường hợp này!
6. Khách hàng cho mình là nhất:
Những vị khách hàng này thường thích cảm giác chiến thắng, và thích được chú ý. Hãy khen ngợi họ cùng với những sự lựa chọn của họ, và tuyệt đối nhớ rằng không bao giờ được làm bẽ mặt họ trước đám đông, hay cố gắng chứng minh rằng họ đã sai, bởi điều đó sẽ khiến vị khách hàng này cảm thấy không được tôn trọng, trong trường hợp bạn thấy họ nói chưa đúng, hãy khéo léo khen ngợi ý tưởng của họ, và đưa ra một gợi ý về ý tưởng đúng đắn hơn. Lúc này khách hàng của bạn sẽ dễ dàng tiếp nhận ý kiến của bạn hơn rất nhiều!
7. Khách hàng thực dụng:
Với khách hàng thực dụng, họ sẽ tin rằng giá mà bạn đưa ra lần đầu sẽ không phải là giá tốt nhất. Họ thích được thương lượng kỹ càng và sau đó họ chốt được mức giá hợp lý. Nhưng bạn cũng đừng quá lo lắng mà lựa chọn nâng giá sản phẩm lên để giảm giá cho đã nhé! Bởi có một điều thú vị là những khách hàng này đôi khi họ đưa ra quyết định mua hàng chỉ bởi quà tặng. Bạn hãy chuẩn bị những món quà “được quy ra giá trị lớn” để dành tặng khách hàng của bạn nha! và khi tặng quà bạn đừng quá dễ dàng với khách hàng là được, hãy thể hiện cho khách hàng thấy rằng họ có tầm quan trọng như thế nào với bạn cũng như công ty và nhất định chính điều đó bạn sẽ khiến khách hàng “rung động” ngay lập tức.
8. Khách hàng nhìn thấy rồi mới tin:
Đối với khách hàng này bạn hãy mời khách hàng trải nghiệm thử sản phẩm, dịch vụ của bạn, và mời họ chia sẻ cảm nhận sau khi dùng thử. Thêm vào đó, bạn đừng quên cho khách hàng xem thêm những phản hồi tốt của khách hàng khác, hoặc giới thiệu những KOLs nào đã sử dụng,… Hoặc có thể là chính bạn đã sử dụng và trải nghiệm như thế nào. Nếu sản phẩm dịch vụ của bạn thực sự tốt, đây cũng là bước đệm m giúp bạn có thêm không chỉ khách hàng mới mà còn là khách hàng trung thành đó ạ. Bởi với nhóm khách hàng này thì họ chỉ sử dụng sản phẩm mà họ đã tin tưởng là nó có hiệu quả, và khi đã có niềm tin rồi thì rất khó để họ thay đổi.
9. Khách hàng quyết định theo đám đông:
Đầu tiên bạn hãy xem đâu là nhóm người có ảnh hưởng đến khách hàng của bạn nhiều nhất, từ đó trong cuộc nói chuyện với khách hàng hãy khéo léo lồng ghép thêm những câu chuyện về khách hàng cũ của bạn đã sử dụng và đạt được hiệu quả như thế nào với 1 điều chắc chắn rằng khách hàng cũ đó phải có chân dung giống như khách hàng của bạn
10. Khách hàng tiết kiệm:
Tất cả khách hàng đều muốn tiết kiệm, nhưng một số khách hàng quan tâm đến điều đó nhiều hơn những người khác. Hãy luôn đưa ra những sản phẩm đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng, khi họ cảm thấy sản phẩm của bạn là một khoản đầu tư hợp lý, họ sẽ dễ dàng ra quyết định mua hơn. Và hãy nhớ đối với khách hàng này bạn phải luôn chứng mình được rằng có thể khách hàng bỏ ra nhiều hơn một đồng tại thời điểm mua nhưng lại tiết kiệm được 5 đồng ở thời điểm sử dụng là bạn sẽ đốn được tim khách hàng thôi ạ.